Nhiều người đi thuê nhà thường có chung một thắc mắc đó là trong trường hợp nhà cho thuê bị hư hỏng thì họ hay chủ nhà cho thuê phải đứng ra chi trả cho các khoản phí sửa chữa, bảo trì. Trong bài viết dưới đây, Rever sẽ làm rõ vấn đề này để bạn đọc tham khảo thêm.

Tải nhanh Danh sách các loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà

Hợp đồng thuê tài sản được quy định tại Điều 472 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Về nghĩa vụ của bên cho thuê, Điều 477 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.

2. Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:

a) Sửa chữa tài sản;

b) Giảm giá thuê;

c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.

suanhachungcu.jpg

Chi phí sửa chữa nhà cho thuê sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

3. Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa”.

Theo Điều 479 Bộ luật dân sự 2015, bên thuê tài sản có nghĩa vụ sau đây:

“1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.

Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.

2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý”.

Tổng kết lại:

TH1: Nếu nhà bạn thuê bị hư hỏng mà không phải do lỗi của bạn thì bạn có quyền yêu cầu chủ nhà sửa chữa nhà. Chủ nhà có nghĩa vụ phải sửa chữa, bảo dưỡng nhà, khắc phục hư hỏng. Trong trường hợp chủ nhà cố tình không sửa chữa, bảo dưỡng nhà thì bạn có thể tự sửa chữa và thông báo cho chủ nhà biết đồng thời yêu cầu chủ nhà thanh toán chi phí sửa chữa. Trong trường hợp này, bạn cũng có thể chấm dứt hợp đồng thuê nhà và yêu cầu chủ nhà bồi thường thiệt hại do nhà bị hư hỏng gây ra.

TH2: Nếu nhà bị hư hỏng do lỗi về phía bạn, bạn có trách nhiệm sửa chữa và bồi thường thiệt hại do nhà hư hỏng gây ra. Tuy nhiên bạn không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng nhà thuê.

Căn hộ cao cấp cho thuê

Căn hộ cao cấp cho thuê. Ảnh minh họa

Như vậy, bạn cần đối chiếu các quy định nêu trên với trường hợp của bạn xem nguyên nhân dẫn đến nhà hư hỏng, xuống cấp trầm trọng là do bên nào để có thể xác định được ai là người có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục nhà theo đúng các quy định của pháp luật.

Bạn đang theo dõi bài viết Nếu nhà cho thuê bị hư hỏng: Người thuê hay chủ nhà phải sửa? trong chuyên mục Hướng dẫn Rever. Ngoài ra, bạn cũng có thể tải về tài liệu các loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà năm 2017 qua đường dẫn dưới đây:

New Call-to-action

Có thể bạn quan tâm:

Hùng Phú (TH)

This content is created from https://blog.rever.vn/neu-nha-cho-thue-bi-hu-hong-nguoi-thue-hay-chu-nha-phai-sua with Octolooks Scrapes

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *