TIENDOCHUNGCU.COM –
Hợp đồng góp vốn, hợp đồng góp vốn đầu tư, hay hợp đồng vay vốn; là những loại hợp đồng thường được các chủ đầu tư bất động sản sử dụng để lách luật bán nhà; khi chưa đủ điều kiện pháp lý. Sau nhiều năm năm vắng bóng, các hợp đồng kiểu này lại một lần nữa xuất hiện.
Hợp đồng góp vốn đầu tư là gì ?
Hợp đồng góp vốn là một hình thức từng xuất hiện trên thị trường bất động sản cách đây 10 năm.
Vào thời điểm sốt nóng, bất động sản quá hấp dẫn và có sức hút mãnh liệt. Nhiều doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường quy mô vốn nhỏ; không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Cộng với dự án chưa đủ điều kiện mở bán, nên doanh nghiệp nghĩ ra hình thức này để huy động vốn chui. Lôi kéo khách hàng qua các dạng giao dịch là hợp đồng vay vốn đầu tư, hợp đồng hợp tác…; Kèm theo đó là cam kết lãi suất, giá bán tốt.
Xem thêm: Lãi suất mua nhà tại các ngân hàng Việt Nam là bao nhiêu
Bằng những dạng hợp đồng này, chủ đầu tư đã huy động được nguồn vốn từ nhiều khách hàng. Toàn bộ số tiền cho vay sẽ được chủ đầu tư chuyển vào tiền thanh toán giá trị của căn hộ khi ký hợp đồng mua.
Hợp đồng góp vốn đầu tư – Trái quy định pháp luật
Khuôn khổ pháp lý về kinh doanh bất động sản dưới hình thức ký kết các hợp đồng này chưa được hoàn chỉnh. Khiến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng chưa được chặt chẽ. Đặc biệt là các cá nhân có nhu cầu đầu tư hoặc mua nhà để ở.
Luật nhà ở năm 2014 KHÔNG cho phép chủ đầu tư ký hợp đồng đặt cọc với cá nhân, tổ chức; nhằm huy động vốn xây dựng dự án nhằm mục đích được ưu tiên đăng ký; hoặc hưởng quyền mua nhà ở hình thành trong tương lai. Vì vậy, việc ký hợp đồng đặt cọc; để giữ chỗ ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là trái với quy định của pháp luật.
Xem thêm: Quy định về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai như thế nào ?
Có nên mua dự án dưới dạng hợp đồng góp vốn đầu tư ?
Để đảm bảo quyền lợi cho mình; các khách hàng cần cẩn trọng trước khi đặt bút ký hợp đồng. Nên tìm hiểu kỹ những thông tin về hồ sơ pháp lý dự án ;cũng như năng lực của chủ đầu tư.
Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi năm 2014; có quy định về điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh như sau:
- Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án; thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng.
- Giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án.
- Trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai; thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.
Như vậy, chủ đầu tư phải bắt buộc xong móng mới được phép mở bán dự án.
Tốt nhất, khách hàng chỉ nên ký hợp đồng mua bán khi có thông báo của Sở Xây dựng; có bảo lãnh của ngân hàng để trách rủi ro và bảo toàn số tiền cả đời của mình.